Chứng nhận ISO 22000:2018 là điều mà tất cả tổ chức hoạt động trong chuỗi thực phẩm đều mong muốn đạt được. Đặc biệt là khi tiêu chuẩn ISO 22000:2018 có hiệu lực trên toàn cầu. Chứng nhận này áp dụng với những đối tượng nào? Tổ chức nào được cấp chứng nhận ISO 22000? Quy trình cụ thể ra sao?
>>> Xem thêm
♦ Nội dung download ISO 22000 2018 và điều kiện đạt chứng nhận
♦ Yêu cầu xử lý sản phẩm không an toàn theo TCVN ISO 22000:2018
Tầm quan trọng của chứng nhận ISO 22000
Các tổ chức nằm trong chuỗi thực phẩm đều muốn nhận được chứng nhận ISO 22000 2018. Nguyên nhân là bởi tiêu chuẩn này có hiệu lực toàn cầu là tiêu chuẩn mới nhất về vấn đề an toàn thực phẩm. Chứng nhận này được cấp cho các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Tiêu chuẩn ISO 22000 2018 là phiên bản thứ hai của tiêu chuẩn ISO 22000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành với tên gọi đầy đủ ISO 22000 Food Safety Management Systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
ISO 22000:2018 được ban hành để thay thế cho tiêu chuẩn ISO 22000:2005 với nhiều nội dung thay đổi. Có thể nói chứng nhận ISO 22000:2018 làm ở cam kết của tổ chức sản xuất cung ứng thực phẩm với khách hàng về việc kiểm soát các mối nguy và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Việc sở hữu chứng nhận ISO 22000 đồng nghĩa với việc thể hiện năng lực quản lý thực phẩm của tổ chức và chứng minh sự uy tín với khách hàng, đối tác, người tiêu dùng. Đồng thời chứng nhận ISO 22000 còn có thể thay thế cho giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm và là yêu cầu bắt buộc khi tổ chức tham gia đấu thầu cung cấp thực phẩm cho trường học, bệnh viện hoặc khu công nghiệp…
Đối tượng được cấp chứng nhận ISO 22000:2018
Mọi đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đều có cơ hội Khi được cấp chứng nhận nếu nếu đáp ứng được các yêu cầu do tiêu chuẩn này quy định. Cụ thể để tiêu chuẩn này tác dụng với tất cả tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp có hoạt động trong chuỗi thực phẩm.
Các tổ chức trong chuỗi thực phẩm không phân biệt về quy mô, không phân biệt về địa điểm và độ phức tạp chỉ cần liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chuỗi cung ứng thực phẩm thì đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Ví dụ như nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người nông dân, người thu hoạch động thực vật hoang dã, nhà bán lẻ, đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh và làm sạch…
Ngoài ra tiêu chuẩn này còn cho phép mọi tổ chức bao gồm cả những tổ chức nhỏ hoặc tổ chức kém phát triển áp dụng những biện pháp kiểm soát từ bên ngoài trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các tổ chức có thể sử dụng nguồn lực nội bộ hoặc và nguồn lực bên ngoài để có thể đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.
Điều kiện để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018
Chứng nhận ISO 22000:2018 được cấp cho các tổ chức nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO 22000. Các tổ chức áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn đảm bảo tính hiệu lực đều có thể được xem xét để cấp chứng nhận. Theo đó các tổ chức cần phải đảm bảo những điều kiện cơ bản bao gồm:
Điều kiện về nhà xưởng
Tổ chức cần đảm bảo môi trường nhà xưởng đáp ứng được yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 22000. Việc đáp ứng điều kiện về nhà xưởng cần phù hợp với các chương trình tiên quyết và GMP nhằm đảm bảo có thể quản lý những mối nguy về an toàn thực phẩm.
Việc đảm bảo điều kiện về nhà xưởng là nền tảng để tổ chức có thể triển khai các quy trình, xây dựng những phương án ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm thiểu tác nhân gây mất an toàn thực phẩm đến mức có thể chấp nhận được. Ví dụ như tổ chức xây dựng khu rửa tay, khu vệ sinh hoặc khử trùng cho cán bộ công nhân viên…
Điều kiện về tài liệu và đào tạo nguồn lực của tổ chức
Để có thể triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đạt được chứng nhận ISO 22000:2018 thì tổ chức phải có một nguồn lực đảm bảo. Tổ chức sẽ phải tiến hành lập nhóm an toàn thực phẩm chịu trách nhiệm về việc xây dựng hệ thống theo đúng tiêu chuẩn ISO 22000.
Nhóm an toàn thực phẩm là tập hợp những người có hiểu biết, có trình độ đa ngành và đã từng vận hành, triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. Lãnh đạo của tổ chức cần có sự quyết tâm, dành thời gian để xây dựng cũng như theo dõi quá trình triển khai hệ thống.
Không chỉ thế, toàn bộ nhân viên trong tổ chức đều phải tham gia vào việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Việc xây dựng thể hiện trực tiếp thông qua quá trình đào tạo để nâng cao hiểu biết an toàn thực phẩm. Từ đó áp dụng vào thực tế.
Điều kiện về hồ sơ, tài liệu
Quá trình xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cần phải lưu lại bằng chứng thông qua hệ thống tài liệu, hồ sơ liên quan. Mọi công đoạn từ lập nhóm an toàn thực phẩm cho đến quản lý, xác định mối nguy, loại bỏ mối nguy đều phải lưu giữ thông tin dưới dạng văn bản. Các thông tin này chính là bằng chứng cung cấp cho tổ chức chứng nhận để đạt được chứng nhận ISO 22000:2018.
Lựa chọn đơn vị cấp chứng nhận ISO 22000:2018
Quá trình triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 chỉ là bước đầu tiên trong quy trình đạt được chứng nhận. Bước tiếp theo, tổ chức phải lựa chọn được đơn vị chứng nhận phù hợp với quy định.
Theo đó tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO phải là pháp nhân có tư cách pháp lý rõ ràng và được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc chỉ định tổ chức chứng nhận phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và quy tắc chứng nhận của thế giới.
Hiện nay có rất nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 22000:2018 phù hợp với yêu cầu. Tuy nhiên có một số tổ chức chưa được cấp giấy chỉ định từ Bộ Khoa học và Công nghệ nhưng vẫn cung cấp dịch vụ. các tổ chức có nhu cầu chứng nhận cần lưu ý kiểm tra các giấy tờ hợp lệ trước khi sử dụng dịch vụ.
Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2018 sẽ chính thức thay thế toàn bộ cho phiên bản 2005 vào ngày 19 tháng 6 năm 2021 tới đây. Quy trình để đạt được chứng nhận được tiến hành như sau:
- Lựa chọn đơn vị cấp chứng nhận ISO 22000 phù hợp với quy định và nhu cầu của tổ chức.
- Tiến hành đăng ký chứng nhận và thỏa thuận chi tiết các điều khoản liên quan với tổ chức chứng nhận. Khi cả hai đi đến được thống nhất chung thì sẽ ký kết hợp đồng chứng nhận.
- Tổ chức chứng nhận tiến hành xem xét thông tin của đơn vị có nhu cầu thông qua các tài liệu được gửi đến. Từ đó tổ chức chứng nhận sẽ lập kế hoạch đánh giá với các thông tin cơ bản như thời gian, địa điểm, thông tin về chuyên gia, nội dung đánh giá… gửi cho cho doanh nghiệp đăng ký dịch vụ.
- Tổ chức chứng nhận đánh giá và xem xét hệ thống tài liệu của doanh nghiệp theo hai giai đoạn là đánh giá sơ bộ và đánh giá chính thức. Đồng thời đánh giá thực địa tại nơi doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.
- Tổ chức chứng nhận thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp chứng nhận ISO 22000:2018 nếu đơn vị đáp ứng được đủ yêu cầu của tiêu chuẩn.
Quý vị muốn biết chi tiết về quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 có thể liên hệ tới Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908060060 để được hỗ trợ dịch vụ nhé!
The post Tổng hợp những điều không thể không biết về chứng nhận ISO 22000:2018 appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.
from
https://isoquocte.com/tong-hop-nhung-dieu-khong-the-khong-biet-ve-chung-nhan-iso-220002018.html
from
https://isoquocte0.blogspot.com/2020/11/tong-hop-nhung-ieu-khong-khong-biet-ve.html
No comments:
Post a Comment