Thursday, October 29, 2020

Tổng hợp quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001:2017

ISO 45001:2017 chưa phải tên gọi chính xác. Tên gọi đúng của tiêu chuẩn này phải là tiêu chuẩn ISO 45001:2018 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO. Tiêu chuẩn này có cần thiết? Quy trình chứng nhận cụ thể như thế nào?

>>> Xem thêm

♦  3 bước bắt buộc khi đánh giá chứng nhận ISO 45001 2016

♦  Yêu cầu cải tiến trong tiêu chuẩn ISO 45001:2016 PDF

ISO 45001:2017

ISO 45001:2017

Sự cần thiết của tiêu chuẩn ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 ra đời giữa bối cảnh tỷ lệ người bị thương, bệnh tật hoặc tử vong do liên quan đến vấn đề lao động quá lớn. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO đã tổng hợp và cho thất tổng chi phí cho thương tích, tai nạn, tử vong liên quan tới lao động lên đến khoảng 2.99 nghìn tỷ USD.

Các tiêu chuẩn, văn bản quy định về an toàn sức khỏe nghề nghiệp chưa thực sự phát huy được tác dụng. Tổ chức ISO muốn giải quyết vấn đề này nên đã quyết định xây dựng một tiêu chuẩn mới dựa trên những tiêu chuẩn đã có. Trong đó nội dung tham khảo chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 cùng Hướng dẫn và tiêu chuẩn về lao động của Tổ chức ILO.

Tiêu chuẩn ISO 45001:2017 hay chính xác hơn là tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ra đời như vậy. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đã được công nhận và triển khai phạm vi toàn cầu. Mục đích nhằm ngwan ngừa tổn hại và thương tích cho sức khỏe người lao động.

Việt Nam là thành viên của Tổ chức ISO nên hiển nhiên cũng áp dụng tiêu chuẩn này. Nước ta cũng có Luật, Thông tư, Nghị định nhằm bảo đảm an toàn lao động nên việc sử dụng tiêu chuẩn ISO 45001 hướng đến chuẩn hóa các quy định. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có quy định bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 cho một số ngành nghề nhất định.

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 có thực sự cần thiết?

Thực chất việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2017 không hề đơn giản khi phải đáp ứng tất cả yêu cầu đã được quy định. Thế nhưng triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp.

Trước hết tiêu chuẩn ISO 45001 có hiệu lực toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức nâng cao uy tín thương hiệu, thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp với đối tác, khách hàng. Thêm vào đó, tiêu chuẩn này còn giúp:

  • Doanh nghiệp có thể thực hiện các chính sách, mục tiêu của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp một cách hiệu quả hơn.
  • Cho phép xác định, loại bỏ và kiểm soát sự cố, các mối nguy có thể ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
  • Đảm bảo doanh nghiệp có thể đáp ứng được các quy định pháp luật Việt Nam, phù hợp với những quy định toàn cầu.
  • Đảm bảo toàn bộ người lao động, cán bộ công nhân viên hiểu được vai trò trong vấn đề an toàn lao động từ đó nâng cao nhận thức của bản thân về rủi ro để phòng ngừa.
  • Giảm thiểu tối đa sự cố liên quan đến an toàn lao động để giảm chi phí chung khi giải quyết sự cố.
  • Giảm thiểu chi phí gián đoạn hoạt động, thời gian chết phát sinh do tai nạn lao động.
  • Giảm thiểu chi phí bảo hiểm mà các tổ chức, doanh nghiệp phải chi trả.

Do đó việc triển khai và xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001:2017 – ISO 45001:2018 vô cùng cần thiết. Việt Nam cũng đang hướng đến việc đưa ra những quy định về vấn đề an toàn lao động chặt chẽ hơn. Một số ngành nghề trong thời gian tới sẽ bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001.

Tổng hợp quy trình cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001

Việc xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 được thực hiện bởi một tổ chức thứ 3 đáp ứng được yêu cầu theo quy định pháp luật Việt Nam cũng như Tổ chức ISO. Quá trình xin cấp chứng nhận được tiến hành như sau:

Xây dựng và triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Để được cấp chứng nhận ISO 45001 thì hiển nhiên trước hết các tổ chức phải xây dựng, triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn này một cách có hiệu quả. Quá trình thực hiện cần đảm bảo tuần tự từng bước sao cho đáp ứng được các yêu cầu mà tiêu chuẩn ISO 45001 quy định. Các bước tiến hành bao gồm:

    • Lên kết hoạch và đạt được sự đồng ý từ Ban lãnh đạo tổ chức;
    • Nhận biết được những quy định pháp luật mà tổ chức phải tuân theo và áp dụng vào thực tế;
    • Xác định rõ phạm vi áp dụng của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;
    • Xác định và xây dựng các quy trình, thủ tục với Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;
    • Thực hiện các quy trình và quy trình Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;
    • Tìm hiểu kiến thức và hướng dẫn cho nhân viên, người lao động thực hiện;
  • Vận hành Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2017 – ISO 45001:2018;
  • Đánh giá nội bộ;
  • Xem xét lãnh đạo;
  • Hành động khắc phục.

Toàn bộ quá trình triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cần đáp ứng 4 bước cơ bản trong chu trình PDCA – Plan Do Check Act. Mục đích nhằm cải tiến liên tục Hệ thống để đạt được kết quả ngày càng tốt hơn. Hơn nữa quy trình thực hiện cần có sự đồng lòng của toàn bộ tổ chức mới có thể đem đến hiệu quả mong muốn.

Lựa chọn và đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001

Sau khi áp dụng Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001 thì các đơn vị có thể tiến hành lựa chọn đơn vị chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện theo đúng quy trình. Lưu ý nên triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sớm bởi thời gian áp dụng thường khá dài.

Đặc biệt là những tổ chức đang áp dụng theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 thì cần triển khai chuyển đổi trước hạn 12/03/2021 tối thiểu 6 tháng. Sau thời hạn này thì tiêu chuẩn OHSAS 18001 sẽ không còn hiệu lực. Việc lựa chọn tổ chức chứng nhận chủ yếu dựa trên sự chuyên nghiệp, uy tín. Tổ chức sau khi chọn được đơn vị uy tín sẽ tiến hành:

  • Xin tư vấn từ tổ chức chứng nhận xem đã nên đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001:2017 – ISO 45001:2018 hay chưa.
  • Nếu đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản thì tổ chức có thể tiến hành đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001.
  • Thỏa thuận các điều khoản về hợp đồng chứng nhận bao gồm thời gian, thủ tục, tài liệu liên quan…

Xem xét thông tin, lập kế hoạch đánh giá chứng nhận ISO 45001

Sau khi đã ký kết hợp đồng, tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ tiến hành thu thập thông tin về tổ chức đã đăng ký. Đồng thởi tổ chức chứng nhận sẽ xem xét và lập kế hoạch đánh giá Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp gửi đến đơn vị đăng ký.

Kế hoạch đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 bao gồm các thông tin phục vụ cho hoạt động chứng nhận. Điển hình như thời gian đánh giá, thông tin về chuyên gia đánh giá, nội dung đánh giá, địa điểm đánh giá… Nội dung về kế hoạch đánh giá sẽ giúp tổ chức xin chứng nhận chủ động hơn trong quá trình chuẩn bị.

Đánh giá tài liệu và chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001

Bước quan trọng nhất khi chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001:2017 – ISO 45001:2018 chính là quá trình đánh giá. Tổ chức muốn chứng nhận sẽ phải chuẩn bị tài liệu liên quan đến việc triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá thực tiến theo đúng thời gian, địa điểm có trong bản kế hoạch.

Quá trình này được thực hiện theo 2 giai đoạn là xem xét tài liệu và đánh giá chứng nhận chính thức. Trong đó giai đoạn thứ 2 được đánh giá thực địa. Khi đơn vị triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 45001 thì sẽ được thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp chứng nhận với hiệu lực 3 năm.

Mọi thông tin liên quan xin liên hệ tới Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp chi tiết nhé!

The post Tổng hợp quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001:2017 appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.



from
https://isoquocte.com/tong-hop-quy-trinh-chung-nhan-tieu-chuan-iso-450012017.html

from
https://isoquocte0.blogspot.com/2020/10/tong-hop-quy-trinh-chung-nhan-tieu.html

No comments:

Post a Comment