Friday, October 30, 2020

Tìm hiểu yêu cầu đánh giá nội bộ ISO 22000:2018

Đánh giá nội bộ ISO 22000 phiên bản 2018 là một trong những yêu cầu cơ bản bắt buộc phải thực hiện. Đặc biệt là khi tổ chức có mong muốn được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Yêu cầu đối với quá trình này như thế nào?

>>> Xem thêm

♦  Yêu cầu chung và phạm vi áp dụng của TCVN ISO 22000

♦  Nội dung cần có khi download tài liệu ISO 22000

Đánh giá nội bộ ISO 22000

Đánh giá nội bộ ISO 22000

Vị trí và tầm quan trọng của đánh giá nội bộ ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO. Phiên bản mới nhất là tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được xây dựng dựa trên nền tảng của các nguyên tắc HACCP và GMP trong toàn bộ chuỗi thực phẩm.

Phiên bản trước đó ISO 22000:2005 vẫn có hiểu được đối với giấy chứng nhận tiêu chuẩn. Tuy nhiên giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2005 sẽ chính thức hết hiệu lực trước ngày 19 tháng 6 năm 2021. Do đó các tổ chức nên áp dụng quy định theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Nội dung của tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên cấu trúc cấp cao HLS và chu trình PDCA. Trong đó cấu trúc cấp cao HLS giúp các tổ chức thống nhất các hệ thống quản lý do tổ chức ISO ban hành. Chu trình PDCA nhằm mục đích cải tiến liên tục hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. 

Chu trình PDCA được xây dựng dựa trên 4 bước lần lượt gồm Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động. Mỗi bước sẽ tương ứng với các điều khoản có trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Trong đó yêu cầu đánh giá nội bộ ISO 22000 thuộc bước thứ 3 – Kiểm tra tương ứng với điều khoản 9 trong tiêu chuẩn.

Yêu cầu chung khi đánh giá kết quả thực hiện

Điều khoản 9 đưa ra những nội dung liên quan đến hoạt động giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá. Trong đó các tổ chức phải đảm bảo những yêu cầu chung cơ bản bao gồm:

  • Xác định được những gì cần phải tiến hành giám sát và đo lường;
  • Xác định được những phương pháp giám sát, đo lường, phân tích, đánh giá (nếu có) để có thể đảm bảo kết quả được đưa ra là hợp lệ;
  • Xác định được thời điểm thực hiện giám sát, đo lường;
  • Xác định thời điểm phân tích, đánh giá kết quả giám sát, đo lường;
  • Xác định đối tượng thực hiện hoạt động phân tích, đánh giá kết quả giám sát, đo lường.

Các hoạt động giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá cần có sự phối hợp với nhau để xác định được kết quả hợp lệ. Đồng thời khi tổ chức cần phải lưu giữ thông tin dưới dạng văn bản để làm bằng chứng cho kết quả. Không chỉ thế tổ chức phải đánh giá kết quả thực hiện và hiệu lực khi áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.

Yêu cầu với hoạt động phân tích và đánh giá

Hoạt động phân tích và đánh giá đi liền với nhau. Trong đó bao gồm cả đánh giá nội bộ ISO 22000. Các tổ chức phải tiến hành phân tích và đánh giá dữ liệu thích hợp, những thông tin phát sinh từ quá trình giám sát, đo lường kết quả của những hoạt động thẩm tra liên quan đến các chương trình tiên quyết cũng như kế hoạch kiểm soát mối nguy, đánh giá bên ngoài, đánh giá nội bộ. Việc thực hiện phân tích nhằm mục đích:

  • Khẳng định kết quả đã thực hiện dựa trên tổng thể của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đáp ứng được những công việc đã hoạch định và những yêu cầu của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đã được tổ chức thiết lập;
  • Xác định nhu cầu cải tiến hoặc cập nhật Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  • Xác định những xu hướng cho thấy tỷ lệ cao hơn những sản phẩm không an toàn còn tiềm ẩn hoặc các lỗi quá trình;
  • Thiết lập thông tin nhằm mục đích hoạch định chương trình đánh giá nội bộ liên quan tới tình trạng và tầm quan trọng của những khu vực được đánh giá;
  • Cung cấp bằng chứng cho thấy sự khắc phục và hành động khắc phục đã tiến hành có hiệu lực.

Kết quả phân tích và những hoạt động thu được đều phải được lưu giữ thông tin dưới dạng văn bản và báo cáo cho lãnh đạo cao nhất. Những thông tin này sẽ được sử dụng làm đầu vào cho quá trình xem xét của lãnh đạo và cập nhật Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.

Yêu cầu khi tiến hành đánh giá nội bộ

Đánh giá nội bộ ISO 22000 là một trong những hoạt động quan trọng cần phải thực hiện. Các tổ chức sẽ phải tiến hành đánh giá nội bộ theo các khoảng thời gian đã được hoạch định để cung cấp thông tin về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sao cho phù hợp với yêu cầu của chính tổ chức đối với hệ thống, yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và được áp dụng, duy trì hiệu lực. Mặt khác tổ chức phải:

  • Tiến hành hoạch định, thiết lập, áp dụng cũng như duy trì những chương trình đánh giá bao gồm phương pháp, tần suất, trách nhiệm, các yêu cầu về hoạch định, báo cáo có tính đến tầm quan trọng của những chương trình liên quan, những thay đổi trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, kết quả giám sát, đo lường, đánh giá trước đó;
  • Xác định những chuẩn mực đánh giá và phạm vi cụ thể của từng cuộc đánh giá;
  • Chọn chuyên gia đánh giá có năng lực chuyên môn và tiến hành những cuộc đánh giá để đảm bảo tính khách quan, tính phổ từ khi triển khai quá trình đánh giá;
  • Đảm bảo rằng những kết quả đáng giá được báo cáo cho nhóm chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn thực phẩm và các cấp lãnh đạo thích hợp;
  • Tiến hành lưu giữ thông tin dưới dạng văn bản để làm bằng chứng về việc thực hiện chương trình đánh giá và cho ra kết quả đánh giá;
  • Tiến hành thực hiện khắc phục và áp dụng hành động khắc phục cần thiết trong khung thời gian đã được thỏa thuận;
  • Xác định Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có đáp ứng được mục đích theo chính sách an toàn thực phẩm được quy định tại điều khoản 5 và các mục tiêu của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quy định tại điều khoản 6 tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hay không;
  • Những hoạt động tiếp theo của tổ chức phải bao gồm cả quá trình thẩm tra hành động đã thực hiện và báo cáo kết quả thẩm tra. Việc đánh giá nội bộ mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình xem xét hiệu lực của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Yêu cầu với xem xét của lãnh đạo

Các cấp lãnh đạo cao nhất cần phải tiến hành xem xét tính hiệu quả, sự phù hợp liên tục, tính đầy đủ của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức đang triển khai theo những khoảng thời gian đã được hoạch định từ trước. Yêu cầu này có liên hệ trực tiếp với đánh giá nội bộ ISO 22000. Cụ thể như sau:

Đầu vào xem xét của lãnh đạo

Quá trình xem xét của lãnh đạo cần phải đảm bảo đáp ứng được:

  • Tình trạng của những hành động từ các cuộc xem xét trước đó;
  • Những thay đổi trong các vấn đề nội bộ và bên ngoài liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bao gồm cả những thay đổi trong tổ chức cũng như bối cảnh của tổ chức;
  • Thông tin về kết quả thực hiện, hiệu lực của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  • Mức độ đầy đủ của các nguồn lực;
  • Loại tình huống khẩn cấp, sự cố hoặc thu hồi đã xảy ra;
  • Thông tin liên quan thu được thông qua trao đổi với bên ngoài hoặc trao đổi nội bộ;
  • Cơ hội cải tiến liên tục.

Đầu ra xem xét của lãnh đạo

Đầu ra xem xét của lãnh đạo bao gồm các quyết định và hành động liên quan đến cơ hội thực hiện cải tiến liên tục; Mọi nhu cầu để thay đổi và cập nhật Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Mọi thắc mắc liên quan xin gửi về Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế hoặc gọi qua Hotline 0908 060 060 để được giải đáp án chi tiết nhé!

The post Tìm hiểu yêu cầu đánh giá nội bộ ISO 22000:2018 appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.



from
https://isoquocte.com/tim-hieu-yeu-cau-danh-gia-noi-bo-iso-220002018.html

from
https://isoquocte0.blogspot.com/2020/10/tim-hieu-yeu-cau-anh-gia-noi-bo-iso.html

No comments:

Post a Comment