Thủ tục ISO 22000 là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm muốn đươc cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000. Quy trình chứng nhận và thủ tục cụ thể được tiến hành như thế nào? Cần lưu ý những gì khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000?
>>> Xem thêm
♦ Đánh giá sự thay đổi giữa 2 phiên bản ISO 22000 word
♦ ISO 22000 wiki và tổng hợp thông tin cơ bản
Lựa chọn tổ chức cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 được cấp bởi tổ chức thứ ba là đơn vị cấp chứng nhận đã được chỉ định bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong quá trình lựa chọn, các tổ chức cần lưu ý các tiêu chí cơ bản để đánh giá đơn vị cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm nhân sự, chi phí và năng lực.
Quan trọng nhất là đơn vị cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 cần phải phải có giấy chỉ định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Hay có thể nói đơn vị đó đã được cấp phép (chỉ định) hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận. Đồng thời đơn vị thực hiện thủ tục ISO 22000 còn phải đặt theo các quy định của pháp luật Việt Nam và những quy tắc chứng nhận của thế giới.
Thực tế chỉ ra rằng hiện nay có nhiều đơn vị chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 nhưng vẫn chưa có giấy chỉ định từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho lĩnh vực chứng nhận. các tổ chức có nhu cầu chứng nhận cần lưu ý tìm hiểu rõ giấy tờ pháp lý của đơn vị đó bao gồm giấy đăng ký hoạt động lĩnh vực chứng nhận theo đúng quy định và các hồ sơ pháp lý liên quan. Tại Việt Nam có hai hình thức pháp nhân được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 gồm:
- Tổ chức chứng nhận Việt Nam đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam;
- Tổ chức chứng nhận nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Quy trình cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000
Quá trình cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 được thực hiện sau khi tổ chức, doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Các bước thực hiện cần phải đảm bảo bảo tính khách quan và đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn, yêu cầu pháp luật và quy tắc chứng nhận của thế giới. Thủ tục ISO 22000 tiến hành như sau:
Trao đổi thông tin
Tổ chức có nhu cầu chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ trực tiếp liên hệ với đơn vị chứng nhận để tiến hành thủ tục liên quan. Trong đó thủ tục đầu tiên chính là trao đổi thông tin giữa hai bên. Mục đích của việc trao đổi thông tin nhằm bảo đảm nguồn thông tin hai bên trao đổi thống nhất với nhau để tiện cho các hoạt động sau này.
Đồng thời quá trình trao đổi thông tin cũng đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng với mong muốn của khách hàng và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000. Hai bên sẽ trao đổi những thông tin cơ bản bao gồm:
- Các yêu cầu liên quan đến việc chứng nhận;
- Các bước cụ thể của thủ tục ISO 22000;
- Tiêu chuẩn ứng dụng;
- Chương trình kế hoạch làm việc chi tiết;
- Các chi phí dự tính cho toàn bộ quy trình cấp chứng nhận ISO 22000.
Sau khi trao đổi những thông tin cơ bản, Nếu không có vấn đề gì thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000. Hợp đồng sẽ có những thông tin đã trao đổi trước đó.
Đánh giá sơ bộ hồ sơ tiêu chuẩn ISO 22000
Đơn vị có nhu cầu chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ chuẩn bị hồ sơ để gửi đến cơ quan thực hiện thủ tục chứng nhận. Trong đó hồ sơ thể bao gồm:
- Đơn đăng ký chứng nhận;
- Các kế hoạch triển khai ISO 22000;
- Các tài liệu và hồ sơ có liên quan đến việc triển khai Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.
Toàn bộ hồ sơ sẽ được đánh giá bởi chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng thực hiện đảm bảo đánh giá phù hợp với tình trạng thực tế. Mục đích của thủ tục này nhằm kiểm tra và phát hiện ra những điểm yếu vẫn còn tồn đọng của văn bản tài liệu cũng như quá trình áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000.
Các chuyên gia sẽ kiểm tra và đánh giá sơ bộ để chỉ ra các vấn đề có trong hồ sơ và thực tế khi áp dụng. Thủ tục ISO 22000 đánh giá sơ bộ cho phép doanh nghiệp, tổ chức có thể kịp thời sửa chữa. Có thể nói đây là bước chuẩn bị để doanh nghiệp có thể đánh giá chính thức hiệu quả hơn.
Kiểm tra tài liệu tiêu chuẩn ISO 22000
Bên cạnh hồ sơ đánh giá sơ bộ thì tổ chức có nhu cầu chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ phải chuẩn bị các tài liệu liên quan đến hệ thống HACCP, quy trình quản lý và chương trình tiên quyết. Tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Kế hoạch thực hiện Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 và tài liệu liên quan (sổ tay ISO 22000);
- Thủ tục và chỉ dẫn cho công việc;
- Mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ cần chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000;
- Các tài liệu liên quan đến hoạt động giám sát, thử nghiệm, kiểm tra, sửa chữa…
Đánh giá chính thức hồ sơ chứng nhận ISO 22000
Bước quan trọng nhất trong thủ tục ISO 22000 chính là đánh giá chính thức hồ sơ. Quá trình đánh giá chính thức hồ sơ chứng nhận ISO 22000 sẽ kiểm tra tính hợp lệ của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với tiêu chuẩn và các luật lệ liên quan. Các văn bản cần chuẩn bị bao gồm:
- Xem xét sự phù hợp với những yêu cầu về vệ sinh;
- Thẩm tra và xác nhận các điểm kiểm soát tới hạn CCP;
- Các tài liệu và hồ sơ khác có liên quan.
Các chuyên gia sẽ xem xét và đánh giá chính thức tài liệu, hồ sơ do tổ chức cung cấp. Đồng thời trong quá trình này chuyên gia sẽ làm báo cáo để đánh giá về các văn bản tài liệu. Doanh nghiệp sẽ được nhận một bản báo cáo đánh giá để tiến hành rà soát và sửa chữa trước khi đánh giá tại thực địa.
Đánh giá và thẩm định tại thực địa
Theo đúng thời gian và địa điểm đã ghi trong hợp đồng chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 trước đó, đoàn đánh giá sẽ đến tận nơi để kiểm tra và thẩm định thực địa. Mục đích là để xem xét tính phù hợp của hồ sơ mà tổ chức đã nộp với thực tế cũng như kiến nghị sửa chữa các điểm chưa phù hợp.
Thủ tục ISO 22000 trong bước này còn yêu cầu kiểm tra chứng nhận thực địa và xác định tính hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tổ chức có vai trò Trình bày những ứng dụng thực tế thế của thủ tục theo chương trình hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khi được kiểm tra.
Quá trình kiểm tra thực địa kết thúc, đoàn đánh giá sẽ tổ chức buổi họp kết thúc chúc để doanh nghiệp có cơ hội nêu ý kiến về những điểm kiểm tra chưa phù hợp đã tìm thấy. Nếu những điểm chưa phù hợp quá nhiều thì doanh nghiệp có thể sẽ không được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 như mong muốn.
Các chứng nhận ISO 22000
trong trường hợp tổ chức đã triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 đáp ứng đủ điều kiện, hồ sơ tài liệu được cung cấp đầy đủ đúng với thực tế, những điểm chưa phù hợp đã được khắc phục, sửa chữa khỏi đánh thì trưởng đoàn sẽ đánh giá để xác nhận.
Sau khi hoàn tất cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 cho tổ chức đã đánh giá. Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 có giá trị hiệu lực trong thời hạn 3 năm. Tuy nhiên nếu tổ chức xin cấp chứng nhận ISO 22000:2005 thì hiệu lực tối đa đến hết ngày 18/06/2021. vì vậy tổ chức nên áp dụng theo tiêu chuẩn mới ISO 22000:2018 để không mất thời gian chuyển đổi.
Hy vọng nội dung về thủ tục ISO 22000 đã có ích với quý vị. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới Văn phòng chứng nhận kiểm tra chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được hỗ trợ giải đáp nhé!
The post Chi tiết quy trình và thủ tục ISO 22000 chính xác appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.
from
https://isoquocte.com/chi-tiet-quy-trinh-va-thu-tuc-iso-22000-chinh-xac.html
from
https://isoquocte0.blogspot.com/2020/10/chi-tiet-quy-trinh-va-thu-tuc-iso-22000.html
No comments:
Post a Comment