Tuesday, September 15, 2020

Quy trình chứng nhận hợp quy và trách nhiệm của doanh nghiệp

Quy trình chứng nhận hợp quy được thực hiện theo đúng trình tự sẽ giúp cá nhân, tổ chức đăng ký chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa thuận lợi hơn. Quy trình được thực hiện như thế nào? Trách nhiệm của doanh nghiệp khi được các chứng nhận hợp quy ra sao?

>>> XEM THÊM

Đối tượng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy được hiểu là hoạt động đánh giá, xác nhận chất lượng của hàng hóa, sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Chứng nhận hợp quy được thực hiện dựa trên cơ sở là sự thỏa thuận của cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa mà mình sản xuất, kinh doanh với tổ chức chứng nhận sự phù hợp đủ điều kiện.

Quy chuẩn được sử dụng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật được ban hành theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Các đối tượng phải chứng nhận hợp quy bao gồm hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường theo tiêu chuẩn kỹ thuật của địa phương, khu vực, quốc gia hoặc quốc tế tương ứng.

Thực tế hiện nay nhà nước không có quy định về các sản phẩm, hàng hóa bắt buộc phải công bố hợp quy. Những đối tượng hiện nay thuộc diện cần công bố hợp quy nằm trong danh mục sản phẩm có nguy cơ gây mất an toàn chịu trách nhiệm của các Bộ, ban ngành tương ứng. 

Những đối tượng này được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến các tiêu chí về an toàn, môi trường và sức khỏe. Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức muốn hoạt động sản xuất kinh doanh các đối tượng thuộc danh mục thì bắt buộc phải tiến hành quy trình chuẩn nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Các phương thức đánh giá sự phù hợp

Giấy chứng nhận hợp quy được cấp dựa theo phương thức đánh giá sự phù hợp. phương thức đánh giá sự phù hợp áp dụng cho từng loại hàng hóa, sản phẩm hoặc đối tượng chứng nhận hợp quy cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp quy lựa chọn. Phương thức đánh giá sự phù hợp sẽ phải ghi cụ thể trong giấy chứng nhận hợp quy được cấp cho sản phẩm đăng ký.

Phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định chi tiết trong điều 5, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Cụ thể có tổng cộng 8 phương thức đánh giá sự phù hợp cho sản phẩm, hàng hóa đăng ký chứng nhận hợp quy bao gồm:

  • Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, quá trình giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy được trên thị trường;
  • Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, quá trình giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy được tại nơi sản xuất kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; quá trình giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy được tại tại nơi sản xuất và mẫu trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; quá trình giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy được tại nơi sản xuất hoặc lấy được trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  • Phương thức 7: Thử nghiệm và đánh giá lô hàng hóa, lô sản phẩm;
  • Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ hàng hóa, sản phẩm.

Nội dung,trình tự áp dụng và nguyên tắc sử dụng của từng phương thức đánh giá sự phù hợp với các đối tượng phải chứng nhận hợp quy được quy định chi tiết tại Phụ lục II, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

Quy trình chứng nhận hợp quy

Quy trình chứng nhận hợp quy

Quá trình chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện dưới hai hình thức. Một là dựa trên kết quả đánh giá hợp quy theo đúng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được tổ chức chứng nhận đã được chỉ định thực hiện. Hai là dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của cá nhân, tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện.

Quy trình chứng nhận hợp quy dựa trên hình thức đầu tiên được ứng dụng nhiều hơn do có độ uy tín cao. Việc thực hiện đánh giá sự phù hợp để nhận giấy chứng nhận hợp quy từ bên thứ ba được đánh giá cao hơn so với việc doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sản xuất tự đánh giá sản phẩm của mình.

Toàn bộ quy trình cấp giấy chứng nhận được tiến hành dựa trên sự thỏa thuận của cá nhân, tổ chức có nhu cầu cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa với bên thứ ba là tổ chức chứng nhận sự phù hợp. tùy thuộc vào từng tổ chức chứng nhận hợp quy mà quy trình thực hiện cũng sẽ khác nhau. Về cơ bản, quy trình được tiến hành theo các bước:

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký cho tổ chức chứng nhận sự phù hợp. tổ chức sẽ tiến hành xem xét và xác định sự phù hợp cũng như tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký.
  • Tiến hành đánh giá ban đầu về những điều kiện để chứng nhận tại cơ sở trong trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu. Tại đây tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa sẽ thỏa thuận những thông tin, yêu cầu cụ thể với tổ chức đánh giá sự phù hợp.
  • Chính thức đánh giá sự phù hợp theo phương thức được quy định trong điều 5, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN tùy vào sản phẩm, hàng hóa cụ thể được đăng ký chứng nhận hợp quy. Trong đó đáng giá bao gồm đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của đơn vị, doanh nghiệp và lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá mẫu điển hình.
  • Lên báo cáo đánh giá phù hợp dựa trên cơ sở tiến hành thử nghiệm thực tế.
  • Cấp giấy chứng nhận và mẫu dấu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký chứng nhận hợp quy.
  • Giám sát sau chứng nhận định kỳ 9 đến 12 tháng/ lần tùy theo loại hình sản phẩm, hàng hóa đã được cấp chứng nhận hợp quy.

Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức chứng nhận hợp quy

Quy trình chứng nhận hợp quy giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa của mình. Tuy nhiên nhận được giấy chứng nhận hợp quy thôi vẫn chưa đủ. Các đơn vị còn phải thông báo công bố hợp quy về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy trên các phương tiện thông tin đại chúng thích hợp để người sử dụng, khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng tiếp cận.

Mặt khác, cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh phải duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của những hàng hóa, sản phẩm đã được công bố hợp quy. Trong đó bao gồm việc duy trì kiểm soát chất lượng, thử nghiệm cũng như giám sát định kỳ. 

Trường hợp sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa đã công bố hợp quy không đảm bảo thì vẫn có nguy cơ bị hủy bỏ chứng nhận. Dấu hợp quy sẽ được cấp cùng với giấy chứng nhận hợp quy và được sử dụng để dán trực tiếp lên sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy. 

Trong quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa Nếu phát hiện trong quá trình lưu thông sự phù hợp không được đảm bảo thì cá nhân, tổ chức phải kịp thời thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên ngành đồng thời:

  • Tạm ngừng việc xuất xưởng để tiến hành thu hồi những sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường;
  • Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp đã được tìm thấy;
  • Thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa hàng hóa, sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Mọi thắc mắc cần giải đáp quý vị có thể liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được nhận tư vấn kịp thời nhé!

The post Quy trình chứng nhận hợp quy và trách nhiệm của doanh nghiệp appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.



from
https://isoquocte.com/quy-trinh-chung-nhan-hop-quy.html

from
https://isoquocte0.blogspot.com/2020/09/quy-trinh-chung-nhan-hop-quy-va-trach.html

No comments:

Post a Comment