Saturday, September 19, 2020

Giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông bắt buộc với đối tượng nào

Giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông là yêu cầu bắt buộc với các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đó là những sản phẩm, hàng hóa nào? Quy định cụ thể khi chứng nhận hợp quy ra sao?

>>> Xem thêm

♦  Quy chuẩn đánh giá chứng nhận hợp quy gạch prime

♦  Phương thức đánh giá sự phù hợp chứng nhận hợp quy xi măng

Giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông

Giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông

Căn cứ pháp luật chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông

Chứng nhận hợp quy là hành động đánh giá, xác nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Tương tự, chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông là việc đánh giá, xác nhận chất lượng của sản phẩm thiết bị viễn thông phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật.

Quy chuẩn kỹ thuật với thiết bị viễn thông là quy chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, chịu trách nhiệm quản lý. Toàn bộ quy định liên quan đến chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông căn cứ vào các văn bản pháp luật bao gồm:

  • Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007; 
  • Luật Viễn thông 2006;
  • Luật Tần số vô tuyến điện 2009;
  • Luật Công nghệ thông tin 2006;
  • Nghị định số 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ chi tiết thi hành một số điều trong Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007;
  • Nghị định 75/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều trong Nghị định số 132/2008/NĐ-CP;
  • Nghị định số 17/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
  • Thông tư số 11/2020-TT-BTTTT ban hành ngày 14/05/2020.

Đối tượng và quy tắc chứng nhận hợp quy

Mọi cá nhân, tổ chức muốn xin cấp kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu thiết bị viễn thông thuộc danh mục phải chứng nhận hợp quy thì đều phải xin cấp giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông. Đây là quy định bắt buộc trước khi sản phẩm, hàng hóa thiết bị viễn thông được đưa ra thị trường hoặc nhập khẩu.

Đối tượng áp dụng là cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông hoặc tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý chất lượng hàng hóa, sản xuất phải chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông.

Quy định có tại Điều 2, Thông tư số 11/2020-TT-BTTTT. Quá trình quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông phải được thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngoài ra:

  • Quy định liên quan đến chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc ngành Công nghệ thông tin và truyền thông cùng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  • Sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hợp quy phải tích hợp chức năng của sản phẩm, hàng hóa khác thuộc danh mục phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy với đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hàng hóa, sản phẩm được tích hợp.
  • Hàng hóa, sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc đối tượng phải 2 hoặc nhiều Quy chuẩn lỹ thuật quốc gia phải tiến hành chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định của những quy chuẩn kỹ thuật đó.
  • Trong trường hợp có quy chuẩn kỹ thuật ban hành trước ngày Thông tư số 11/2020-TT-BTTTT có hiệu lực thì chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phải thực hiện theo quy định của thông tư này. 
  • Trường hợp có quy chuẩn kỹ thuật mới sửa đổi bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật ban hành trong Thông tư số 11/2020-TT-BTTTT thì phải áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật mới.

Đối tượng phải chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông

Đối tượng là sản phẩm, hàng hóa phải xin cấp giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông được quy định rõ trong Thông tư số 11/2020-TT-BTTTT – Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

Sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông được quy định tại Phụ lục I, Thông tư số 11/2020-TT-BTTTT. Cụ thể bao gồm:

Thiết bị đầu cuối viễn thông vô tuyến

  • Thiết bị điện thoại không dây kéo dài thuê bao vô tuyến DECT;
  • Thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất công cộng;
  • Thiết bị đầu cuối thông tin di động GSM;
  • Thiết bị đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD;
  • Thiết bị đầu cuối thông tin di động E-UTRA FDD;
  • Thiết bị đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ 5 – 5G.

Thiết bị phát, thu – phát sóng vô tuyến điện

Sản phẩm, hàng hóa thuộc mục này là các thiết bị phát, thu – phát sóng vô tuyến điện có băng tần dao động trong khoảng từ 9-400 GHZ và có công suất phát từ 60mW trở lên bao gồm:

Thiết bị phát, thu- phát sóng vô tuyến điện dùng trong các nghiệp vụ thông tin vô tuyến cố định hoặc di động mặt đất

  • Thiết bị trạm gốc thông tin di dộng GSM;
  • Thiết bị trạm gốc thông tin di dộng W-CDMA FDD;
  • Thiết bị trạm gốc thông tin di dộng E-UTRA FDD;
  • Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho thoại tương tự;
  • Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho truyền số liệu và thoại;
  • Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho thoại tương tự;
  • Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho truyền dữ liệu và thoại;
  • Thiết bị lặp thông tin di động GSM;
  • Thiết bị lặp thông tin di động W-CDMA FDD;
  • Thiết bị lặp thông tin di động E-UTRA FDD;
  • Thiết bị trạm gốc thông tin di động thế hệ thứ 5 – 5G;
  • Thiết bị lặp thông tin di động thế hệ thứ 5 – 5G;

Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho truyền hình quảng bá 

Máy phát hình kỹ thuật số DVB-T2;

Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho phát thanh, quảng bá

  • Thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều biên AM;
  • Thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều tần FM;
  • Thiết bị truyền thanh không dây sử dụng kỹ thuật điều tần FM băng tần từ 54-58 MHz;

Thiết bị ra đa

Thiết bị ra đa (trừ thiết bị ra đa dùng cho tàu thuyền đi biển và ra đa thuộc loại thiết bị phát, thu – phát vô tuyến trong cự ly ngắn.

Thiết bị truyền dẫn vi ba số

Thiết bị phát, thu – phát vô tuyến trong cự ly ngắn

  • Thiết bị phát, thu – phát vô tuyến cự ly ngắn dùng cho mục đích chung;
  • Thiết bị thu phát vô tuyến được sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2.4 GHz có công suất bức xạ đằng hướng tương đương từ 60mW trở lên;
  • Thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5Ghz có công suất bức xạ đằng hướng tương đương từ 60mW trở lên;
  • Thiết bị ra đa ứng dụng trong giao thông đường sắt hoặc giao thông đường bộ;
  • Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện;
  • Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện;
  • Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện RFID;
  • Thiết bị thu phí giao thông không dừng áp dụng công nghệ nhận dạng vô tuyến RFID;
  • Thiết bị âm thanh không dây dải tần 25-2000 MHz;
  • Thiết bị thông tin băng siêu rộng UWB;
  • Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn khác.

Ngoài những sản phẩm, hàng hóa phải xin cấp giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông nằm trong Phụ lục I, Thông tư số 11/2020-TT-BTTTT thì còn có các sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục Phụ lục II. Danh mục này quy định với các sản phẩm, hàng hóa thiết bị viễn thông bắt buộc phải công bố hợp quy.

Quý vị muốn hiểu rõ hơn về quy trình xin cấp chứng nhận hợp quy? Quý vị muốn biết chi phí cấp chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết và miễn phí bởi Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế.

Liên hệ với ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 hoặc truy cập website https://isoquocte.com/ để nhận hỗ trợ kịp thời nhé!

The post Giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông bắt buộc với đối tượng nào appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.



from
https://isoquocte.com/giay-chung-nhan-hop-quy-thiet-bi-vien-thong-bat-buoc-voi-doi-tuong-nao.html

from
https://isoquocte0.blogspot.com/2020/09/giay-chung-nhan-hop-quy-thiet-bi-vien.html

No comments:

Post a Comment